Hướng dẫn cách làm bánh trung thu thập cẩm siêu ngon tại nhà

17/08/2024

Trong ngày Tết Trung Thu, bánh trung thu không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, biểu trưng cho sự đoàn tụ, hạnh phúc và sự gắn kết gia đình.

Nếu bạn mong muốn tự tay làm bánh trung thu nhân thập cẩm để tặng người thân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm một cách chi tiết và dễ hiểu.

Bánh trung thu nhân thập cẩm là loại bánh truyền thống

Bánh trung thu nhân thập cẩm là loại bánh truyền thống

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

Dụng cụ cần chuẩn bị

Lò nướng hoặc nồi chiên không dầu

Dụng cụ cân đong nguyên liệu

  • Cân tiểu ly điện tử
  • Bộ thìa đong
  • Cốc đong vạch chia

Cây cán bột và phới dẹt trộn bột

Khuôn làm bánh trung thu

Một số dụng cụ cần chuẩn bị

Một số dụng cụ cần chuẩn bị

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cho 8 bánh nướng 150g

Nguyên liệu vỏ bánh nướng

  • 130g mật ong
  • 250g bột mì số 8 hoặc bột bánh bông lan
  • 40g dầu đậu phộng hoặc 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng kèm dầu ăn bình thường
  • 1/2 muỗng cà phê hắc xì dầu
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1/4 muỗng cà phê nước tro tàu hoặc baking soda

Nguyên liệu nhân thập cẩm

  • 8 quả trứng muối đã rửa qua với rượu và nướng qua
  • 40g mỡ đường
  • 40g mứt gừng
  • 40g mứt vỏ cam
  • 40g mứt tắc
  • 40g mứt bí
  • 40g mè trắng đã rang
  • 40g hạt dưa đã rang
  • 40g hạt bí đã rang
  • 100g lạp xưởng đã trụng, cắt hạt lựu
  • 100g lạp vịt đã trụng, cắt hạt lựu
  • 1-2 muỗng canh rượu mai quế lộ
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 1/4 muỗng cà phê tiêu
  • 100g bột bánh dẻo
  • 100g syrup bắp

Nguyên liệu hỗn hợp quét mặt bánh

  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1 muỗng cà phê nước lọc

Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm

Bước 1: Làm vỏ bánh

Cho các nguyên liệu chuẩn bị làm bỏ bánh vào một tô trộn bột, dùng phới lồng khuấy đều.

Khi cho bột vào khuấy, ta chia làm 2-3 lần vào và trộn nhẹ nhàng đến khi không bị dính tay. Chú ý không nên trộn quá kỹ để tránh tình trạng vỏ bánh sẽ bị dai và cứng.

Chú ý không nên trộn bột quá kỹ

Chú ý không nên trộn bột quá kỹ

Sau đó, ta bắt đầu trộn bột bánh nhẹ nhàng bằng tay đến khi không còn bột khô. Bột được trộn xong sẽ hơi nhão, ta bọc màng bọc thực phẩm để bột không bị khô mặt và để bột nghỉ tầm 1 tiếng.

Tiếp tục trộn bột bằng tay và để bột nghỉ từ 45 phút đến 1 tiếng

Tiếp tục trộn bột bằng tay và để bột nghỉ từ 45 phút đến 1 tiếng

Bước 2: Trộn nhân

Cho các nguyên liệu như lạp xưởng, lạp vịt cùng các loại mứt vào tô.

Sau đó tiếp tục cho vào 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1-2 muỗng canh rượu mai quế lộ và 100g syrup bắp vào hỗn hợp nhân và dùng đũa trộn đều.

Syrup bắp sẽ giúp tạo độ kết dính cho nhân và giúp nhân không bị quá ngọt.

Cho các nguyên liệu làm nhân đã chuẩn bị vào một tô trộn

Cho các nguyên liệu làm nhân đã chuẩn bị vào một tô trộn

Cuối cùng ta cho 100g bột bánh dẻo hoặc bột nếp đã rang chín và dùng đũa trộn đều lại lần nữa.

Đeo bao tay vào tiếp tục trộn, nếu thấy nhân có độ kết dính thì phần nhân đã hoàn thành

Trộn nhân đến khi có độ kết dính

Trộn nhân đến khi có độ kết dính

Ta chia nhân thành 8 phần bằng nhau sao cho ước tính mỗi phần nhân cùng trứng muối sẽ là 100g. Sau đó dùng tay nắn lại phần nhân để đảm bảo độ kết dính và thành một viên tròn.

Ấn dẹt phần giữa nhân để bỏ trứng muối vào rồi vo lại thành một viên tròn. Ở bước này, ta nên vo tròn và chắc để đảm bảo phần nhân và trứng được bám chặt vào nhau và không bị không khí lọt vào.

Để trứng muối vào giữa nhân và vo tròn

Để trứng muối vào giữa nhân và vo tròn

Bước 3: Tạo hình bánh

Phần bột vỏ bánh sau khi được ủ từ 45 phút đến 1 tiếng sẽ không còn nhão như lúc đầu. Bạn dùng muỗng lấy một phần bột cho ra tay và nhấn thử, nếu bột không bị nứt ra thì bột đã đạt được yêu cầu.

Lúc này ta sẽ tiến hành chia bột thành 8 viên nhỏ, mỗi viên tầm khoảng 50g.

Ta xoe tròn viên bột và dùng cây cán bột hoặc một cái thau nhỏ đã bọc màng thực phẩm để cán dẹp bột vỏ bánh. Ta cán dẹp đến đi đường kính vỏ bánh được khoảng 10cm thì dừng lại.

Cán bột to khoảng 10cm thì dừng lại

Cán bột to khoảng 10cm thì dừng lại

Đặt viên nhân ở giữa và lật lại. Tay trái ta sẽ giữ viên nhân, tay phải vừa xoay vừa miết phần bột cho thật sát với nhân để khi nướng bánh sẽ không bị nứt vỏ.

Sau đó lật lại lần nữa và tiếp tục vừa xoay vừa ép miếng bột cho mỏng dần và bao kín phần nhân. Làm tiếp tục với các phần còn lại.

Phần nhân thập cẩm được xem là tương đối dễ khi làm bánh trung thu bởi phần nhân chắc hơn nên cũng dễ dàng hơn trong việc nặn bánh.

Mỗi một viên bánh ta sẽ thoa một ít bột mì số 8 lên bề mặt để đóng khuôn không bị dính. Đồng thời ta cũng thoa bột tương tự cho khuôn.

Bước 4: Nướng bánh

Trước khi bắt đầu đóng khuôn bánh, ta sẽ làm nóng lò tầm 20 phút với nhiệt độ 230℃.

Đối với nồi chiên không dầu, bạn làm nóng nồi chiên ở mức nhiệt cao nhất trong 15 phút.

Làm nóng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu trước khi nướng bánh

Làm nóng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu trước khi nướng bánh

Để khuôn vào phần bánh, ấn nhẹ nhàng và giữ từ 5-7 giây và lấy khuôn ra. Sau khi ấn khuôn cho toàn bộ bánh, nếu trên bề mặt còn bột thì ta phủi sạch bột đó. Cuối cùng xịt nước lên bề mặt bánh trước khi nướng để tránh bánh không bị nóng đột ngột dẫn đến nứt vỏ.

Để khuôn vào phần bánh và ấn nhẹ

Để khuôn vào phần bánh và ấn nhẹ

Dù nướng bánh bằng lò hay nồi chiên không dầu thì công đoạn nướng bánh trung thu cũng sẽ chia làm 3 lần nướng

Bằng lò nướng

Đặt toàn bộ bánh lên khay có sẵn giấy nến và để vào rãnh giữa lò nướng.

Lần 1

Nướng lần 1 với nhiệt độ 230℃ trong vòng 10 phút sau đó lấy ra để nguội tầm 10-15 phút.

Rây lòng đỏ trứng vào chén cùng 1 muỗng cà phê nước lọc, khuấy đều và sử dụng để quét lên phần hoa văn nổi của bánh.

Tiếp tục để bánh khô một chút rồi xịt nước và chuẩn bị nướng lần 2.

Lần 2, 3

Ở lần này, ta giảm nhiệt độ xuống còn 200℃. Sau 15 phút nướng bánh, ta lấy bánh ra và xịt nước liền lên bề mặt bánh và để nguội 15 phút, tiếp tục quét trứng, để khô xịt nước.

Tiếp tục nướng lần 3 với nhiệt độ và thời gian tương tự.

Bánh sau khi nướng lần 3 thì lên màu đều, đẹp và vỏ bánh không bị nứt.

Lưu ý, tùy vào điều kiện lò mà ở lần thứ 3 bạn nên quan sát nếu thấy bánh có hiện tượng nứt vỏ thì xịt nước trực tiếp vào lò và tiếp tục đến khi vỏ bánh chín đều.

Mỗi lò sẽ có mức nhiệt khác nhau nên bạn cần kiểm tra kỹ khi nướng bánh

Mỗi lò sẽ có mức nhiệt khác nhau nên bạn cần kiểm tra kỹ khi nướng bánh

Bằng nồi chiên không dầu

Lần 1

Nướng bánh lần 1 ở 150 độ trong vòng 5 - 7 phút.

Lần 2, 3

Sau khi nướng bánh lần 1, bạn mở lò và dùng bình phun phun nhẹ lên mặt bánh. Điều này giúp bánh hạ nhiệt và tránh làm bánh bị nứt mặt.

Để bánh nguội khoảng 5 - 7 phút rồi dùng cọ phết hỗn hợp lòng đỏ trứng lên toàn bộ bánh như cách thực hiện với lò nướng.

Cho bánh vào lò và tiếp tục nướng ở 150 độ trong 5 phút. Sau thời gian nướng, ta lấy bánh ra khỏi lò và lặp lại thao tác phun nước và quét trứng lên mặt bánh.

Cuối cùng, cho bánh vào nướng lần 3 ở 150 độ C trong 5 phút. Lần nướng thứ 3 giúp bánh khô và trở vàng đẹp hơn. Nếu bánh chưa được khô và vàng, bạn có thể tăng thời gian nướng lần 3.

Nếu nướng bánh ở lần 3 chưa được khô và vàng thì bạn có thể nướng lâu hơn

Nếu nướng bánh ở lần 3 chưa được khô và vàng thì bạn có thể nướng lâu hơn

Sau khi mẻ bánh ra lò sẽ có màu vàng đẹp mắt và vỏ bánh hơi cứng. Lúc này ta tiến hành bọc bánh lại với màng bọc thực phẩm và để từ 1-2 ngày cho bánh ra dầu và vỏ bánh được mềm hơn.

Bánh có thể giữ ở ngoài khoảng 5 ngày ở nơi thoáng mát và giữ ở tủ lạnh khoảng 2 tuần.

Bánh sau khi nướng có màu vàng đẹp mắt

Bánh sau khi nướng có màu vàng đẹp mắt

Bí quyết có được một chiếc bánh trung thu bất bại

Mẹo làm bột bánh mềm xốp, không bị nứt

Trong quá trình nướng bánh, phần vỏ bị nứt là một trong những lỗi mà nhiều người mắc phải.

Nguyên nhân đến từ việc ước tính lượng bột không hợp lý vì vậy trước khi làm bánh, ta nên ước tính sẵn các nguyên liệu cần thiết hoặc luôn cần sự góp mặt của một chiếc cân tiểu ly để hạn chế tình trạng này.

Bạn cần ước tính lượng bột hợp lý để bánh không bị nứt vỏ

Bạn cần ước tính lượng bột hợp lý để bánh không bị nứt vỏ

Chuẩn bị bột làm vỏ bánh trung thu

Bột mì số 8

Bột mì số 8 hoặc bột bánh cake chứa nhiều gluten, phù hợp với những bánh cần độ xốp, mềm. Khi dùng loại bột mì này để làm vỏ bánh trung thu sẽ khiến bánh khá khô, cứng.

Ta phải để bánh khoảng 3-4 ngày sau khi nướng để vỏ bánh được mềm.

Bột mì số 8 sẽ làm vỏ bánh hơi khô và cứng

Bột mì số 8 sẽ làm vỏ bánh hơi khô và cứng

Bột mì số 11 (bột mì đa dụng)

Với hàm lượng Protein: 10.5% - 11.5%, bột mì số 11 rất thích hợp cho mọi loại bánh. Vỏ sau làm bằng bột mì số 11 khi hoàn thành cũng sẽ hơi cứng, đặt ở nhiệt độ thường sau 2 ngày chúng sẽ mềm, xốp và thơm ngon hơn rất nhiều.

Bột mì số 11 thích hợp cho mọi loại bánh

Bột mì số 11 thích hợp cho mọi loại bánh

Bột bánh trung thu pha sẵn

Nếu không có nhiều thời gian để trộn bột làm vỏ bánh, bạn cũng có thể hoàn toàn sử dụng bột bánh trung thu pha sẵn bán tại các cửa hàng nguyên liệu làm bánh và vô cùng thích hợp cho những người mới bắt đầu.

Chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn là sẽ có thành phần nhanh chóng và chuẩn vị.

Bạn nên chú ý tham khảo trước ý kiến của những người có kinh nghiệm về thương hiệu bột nên sử dụng và tìm đến cửa hàng uy tín để có thể mua được loại bột chất lượng và an toàn nhé.

Bột bánh trộn sẵn cực kỳ tiện lợi cho những

Bột bánh trộn sẵn cực kỳ tiện lợi cho những "newbie" mới tập làm bánh

Cách làm nhân thập cẩm ngon

Bạn nên ngâm mỡ với đường theo tỉ lệ 2 mỡ : 1 đường trong 6 tiếng để mỡ được trong và giòn. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm mỡ trước 1 ngày để mỡ đạt được chất lượng tốt nhất.

Khi các nguyên liệu ráo nước và khô hoàn toàn, bạn cắt các nguyên liệu thật nhuyễn và tuyệt đối không xay. Để tạo độ ngọt và đậm đà cho nhân, bạn nên dùng nước đường hoặc nước tương, dầu hào thay vì đường hay muối.

Bạn cần nhào nguyên liệu thật đều tay đến khi thấy nhân có độ nặng và vo tròn thì nhân dính chắc lại là được.

Nhào nguyên liệu thật đều tay

Nhào nguyên liệu thật đều tay

Kỹ thuật tạo hình bánh trung thu

Phần nhân và trứng của bánh sẽ gấp đôi phần vỏ vì vậy đối với phần nguyên liệu chuẩn bị trên, ta sẽ làm được 8 bánh trung thu 150g với phần nhân bánh là 100g và vỏ bánh là 50g.

Bạn ấn dẹt bột, cho nhân vào trong và miết thật sát và chặt tay tránh làm không khí lọt vào làm vỏ và nhân bị tách. Độ dày bánh chuẩn nhất là 0.3mm - 0.5mm, nếu vỏ quá dày sẽ gây ngán còn khi vỏ quá mỏng sẽ làm bánh bị nứt, lộ nhân ra ngoài.

Trước khi tạo hình cho bánh, bạn cần chống dính khuôn bằng dầu ăn hoặc bột mì để thành phẩm được nguyên vẹn.

Để bánh không bị khô, nứt và mất hoạ tiết, bạn cho bánh vào khuôn và ấn thật chặt ngay sau khi bọc nhân.

Ấn chặt để bánh vào khuôn và hiện rõ họa tiết ở lực vừa phải

Ấn chặt để bánh vào khuôn và hiện rõ họa tiết ở lực vừa phải

Thời gian, nhiệt độ và cách nướng bánh chuẩn

Thời gian thích hợp và chuẩn xác để nướng bánh

Đối với lò nướng, ta sẽ nướng bánh khoảng 15 phút cho mỗi lần nướng.

Đối với nồi chiên không dầu thì nướng khoảng 7 phút cho mỗi lần.

Nhiệt độ chính xác để nướng bánh

Trước khi nướng bánh, bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ từ 200-230℃ đối với lò nướng và 150-175℃ đối với nồi chiên không dầu trong 10-15 phút.

Cách nướng bánh được chín vàng, đẹp và không bị nứt vỏ

Đối với hỗn hợp phết mặt bánh, bạn pha lòng đỏ trứng gà, ít nước và có thể cho một ít dầu ăn. Nước đường cũng có thể được thêm vào để tạo độ ngọt và màu sắc đẹp hơn cho bánh.

Bạn lưu ý phết trứng 2-3 lần và canh nhiệt độ để bánh được vàng nhưng không bị nứt vỏ.

Khi phết trứng, bạn chỉ phết thật nhẹ nhàng và phết lớp mỏng để bánh không bị nứt. Sau mỗi lần nướng, bạn cho bánh ra ngoài, xịt nước thật mỏng vừa đủ để làm ẩm mặt bánh, để nguội rồi mới tiến hành phết trứng.

Phết trứng và xịt nước để bề mặt bánh được ẩm, không bị nứt vỏ khi nướng

Phết trứng và xịt nước để bề mặt bánh được ẩm, không bị nứt vỏ khi nướng

Cách bảo quản bánh Trung Thu được lâu

Cách bảo quản bánh trung thu thập cẩm

Bánh Trung Thu sau khi nướng xong cần được để nguội hoàn toàn trước khi đóng gói vào túi kín. Bạn nên có thêm túi hạt hút ẩm để giúp bánh tránh bị ẩm mốc.

Bánh nướng thường có hạn sử dụng tầm một tuần kể từ ngày ra lò. Đặt bánh ở những nơi khô mát, tránh thời tiết ẩm hay có nhiệt độ cao trong trường hợp bánh còn để trong bao bì.

Nếu không sử dụng hết, bạn có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh, nên lưu ý đựng trong hộp đựng thực phẩm đậy nắp kín để hạn chế tối đa việc vỏ bánh bị khô cứng.

Bánh trung thu sau khi ra lò thì để nguội rồi mới cất vào túi kín hoặc đóng gói

Bánh trung thu sau khi ra lò thì để nguội rồi mới cất vào túi kín hoặc đóng gói

Cách bảo quản nhân bánh thừa

Phần nhân thừa sau khi làm bánh nếu bạn muốn sử dụng lại cho lần sau thì có thể để nguội và bọc trong màng bọc thực phẩm, đựng vào hộp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Khi cần sử dụng, bạn cần rã đông nhân ở nhiệt độ thường. Khi bánh đã hết lạnh và mềm lại thì mang đi quay trong lò vi sóng để nhân bánh nóng và dễ nặn hơn.

Tuy nhiên bạn chỉ nên rã đông tối đa 2 lần vì trong nhân thập cẩm có chứa nhiều loại hạt nên việc rã đông nhiều lần dễ làm các loại hạt bị ỉu hoặc nhân bánh trở nên quá khô hay quá ướt.

Nhân bánh thừa bảo quản trong tủ lạnh và chỉ được rã đông sử dụng tối đa 2 lần

Nhân bánh thừa bảo quản trong tủ lạnh và chỉ được rã đông sử dụng tối đa 2 lần

Tham khảo bí quyết bảo quản bánh trung thu tại: Cách bảo quản bánh trung thu

Địa điểm bán bánh trung thu các hãng nổi tiếng chất lượng TP.HCM

Biết được tâm lý khách hàng luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe khi ăn bánh trung thu nên mong muốn có thể tự làm nên những chiếc bánh thơm ngon vừa ý nghĩa lại an toàn cho sức khỏe bản thân và những người mình yêu quý.

Tuy nhiên nếu quý khách hàng vẫn chưa thể tự tay làm bánh trung thu thì hãy yên tâm đến với Lala Shop để được mua những chiếc bánh trung thu chất lượng đế từ các nhãn hàng uy tín với đa dạng mẫu mã để khách hàng an tâm tự do lựa chọn.

Đặc biệt, khi bạn cần mua số lượng lớn, chỉ cần liên hệ qua hotline 0907.160.184 để nhận ưu đãi và báo giá sỉ tốt nhất.

Đừng quên khám phá thêm các loại bánh trung thu cao cấp từ các hãng nổi tiếng tại Lala: https://lala.com.vn/banh-trung-thu

Lala Shop chuyên bán bánh trung thu các hãng chất lượng với giá phải chăng

Lala Shop chuyên bán bánh trung thu các hãng chất lượng với giá phải chăng

Những chiếc bánh trung thu tự làm giúp mang đến một ngày tết đoàn viên vẹn tròn, ấm áp.

Lala Shop mong rằng với công thức được chia sẻ cùng với một số mẹo nhỏ trong bài viết sẽ giúp bạn có thể tự tay làm nên những chiếc bánh trung thu nhân thập cẩm để gửi tặng và thưởng thức dịp trung thu sắp tới.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm những chiếc bánh trung thu chất lượng có thiết kế đẹp mắt để làm quà tặng vào dịp tết trung thu sắp tới thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Lala Shop để được tư vấn miễn phí, vận chuyển nhanh bạn nhé!

Thông tin liên hệ:

- Xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu

- 50 Ỷ Lan, Hiệp Tân, Tân Phú, TpHCM

- Mở cửa các ngày thứ 2 - 7 từ 8h - 21h, chủ nhật từ 9h - 18h

- Website: https://lala.com.vn

- Hotline: 028.888.11616 - 028.668.73579 - 0907.160.184 - 0938.760.657

- Nhận giao hàng toàn quốc và thanh toán sau khi nhận hàng.

Ngày đăng: 17/08/2024
Cập nhật: 17/08/2024
Lala Shop - Sáng tạo không gian sống. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm Tranh Treo Tường, Hoa Sáp, Trang Trí Noel, Bánh Trung Thu, Phụ Kiện Tết, quà tặng đầy ý nghĩa. Sản phẩm chất lượng, Giao hàng toàn quốc, Đổi hàng 1:1 nếu phát sinh vấn đề.
Logo
FacebookTiktokTwitterYoutubeGoole MapsLinkedinPinterest
Quote

Sản phẩm bán chạy

Bài viết liên quan