10/08/2024
Mỗi rằm tháng 8, bánh Trung thu ngập tràn khắp nơi, trở thành tâm điểm của ngày Tết đoàn viên. Nhưng ắt hẳn còn nhiều người chưa biết được ý nghĩa và nguồn gốc của nó ra sao? Hãy cùng Lala Shop khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Bánh Trung thu là tâm điểm của Tết đoàn viên
Bánh Trung thu là một loại bánh truyền thống được thưởng thức trong dịp Tết Trung thu, một lễ hội truyền thống của nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, và Hàn Quốc. Mỗi quốc gia khác nhau cũng sẽ có loại bánh khác nhau.
Thông thường, bánh Trung thu Việt Nam sẽ có hình tròn hoặc vuông, tượng trưng cho sự đoàn viên và may mắn.
Bánh có hai loại chính là bánh nướng và bánh dẻo, với nhiều loại nhân khác nhau như đậu xanh, thập cẩm, sen, trứng muối, và nhân thập cẩm.
Bánh Trung thu là loại bánh truyền thống của nhiều quốc gia Châu Á vào Trung thu
Bánh Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc và truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Theo truyền thuyết, vào cuối thời Nguyên, Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã dùng bánh Trung thu để truyền thông tin khởi nghĩa.
Họ giấu tờ giấy ghi thời gian khởi nghĩa trong bánh, hẹn vào rằm tháng 8 khi trăng sáng nhất. Từ đó, bánh Trung thu trở thành biểu tượng kỷ niệm cuộc khởi nghĩa và là món ăn truyền thống vào dịp Trung thu.
Bánh Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc
Ngày xưa, nàng tiên Hằng Nga rất yêu trẻ con nhưng không thể xuống trần gian. Nhân cuộc thi "Làm bánh ngày rằm" của Ngọc Hoàng, nàng gặp Cuội và cùng làm ra bánh từ các nguyên liệu như trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng,...
Những chiếc bánh tuy chưa đẹp mắt nhưng lại rất ngon vì thế đã giành giải nhất và được đặt tên là "bánh Trung thu". Hằng Nga ước mỗi rằm tháng 8 được xuống trần gian vui chơi với trẻ em, điều ước được chấp nhận.
Từ đó, Tết Trung thu trở thành lễ hội truyền thống, chị Hằng và chú Cuội mang niềm vui và bánh ngon đến cho mọi người.
Trong cổ tích Việt Nam về bánh Trung thu có hình ảnh chị Hằng
Bánh Trung thu dẻo mang ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn viên và tình yêu khăng khít của gia đình. Màu trắng ngà của bánh thể hiện sự tinh khiết và tình yêu bền chặt, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.
Bánh Trung thu dẻo tượng trưng cho sự đoàn viên và gắn bó bền chặt
Bánh Trung thu nướng mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che.
Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình.
Bánh Trung thu nướng mang theo ý nghĩa về sự che chở của người thân
Bánh Trung thu hình tròn thường được coi là biểu tượng của sự vẹn nguyên và đầy đủ. Hình dáng tròn của bánh tượng trưng cho vầng trăng tròn trịa trong đêm rằm tháng Tám, là một biểu hiện của sự đoàn tụ và hoà hợp.
Ý nghĩa này thường liên kết với tình cảm gia đình và tình bạn, bày tỏ sự quan trọng của việc cùng nhau sum họp và tưởng nhớ những khoảnh khắc đầy ý nghĩa.
Bánh Trung thu hình tròn mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đầy đủ
Bánh Trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.
Bánh Trung thu hình vuông tượng trưng cho đất trời
Các bánh tự làm thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và không chứa chất bảo quản, do đó hạn sử dụng sẽ ngắn. Hạn sử dụng của bánh dẻo tự làm là 4 ngày kể từ ngày đóng bao, còn bánh nướng thì là 1 tuần.
Bánh Trung thu được sản xuất bởi các thương hiệu thường sản xuất với quy trình chế biến nghiêm ngặt và chứa các chất bảo quản.
Do đó, thời gian bảo quản có thể lên đến vài tháng (thông thường là 3 tháng) tùy theo loại bánh và thành phần. Tuy nhiên, cũng nên chú ý đến hạn sử dụng ghi trên bao bì và bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sau khi bóc bánh ra và không sử dụng hết thì ta nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm kín đáo hoặc bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc để vào tủ lạnh để tránh bụi và vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Thông thường, đối với bánh nướng, chỉ nên để tủ lạnh nếu trời quá nóng. Còn các loại bánh như bánh rau câu, bánh dẻo lạnh nên được bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.
Lưu ý cách bảo quản bánh Trung thu để sử dụng lâu hơn và an toàn cho sức khỏe
Bánh nướng: Vỏ vàng, nhân đa dạng như thập cẩm, đậu xanh, sầu riêng,...
Bánh dẻo: Vỏ mềm dẻo, nhân thường là đậu xanh, khoai môn,...
Bánh chay: Phù hợp cho người ăn chay với nguyên liệu từ thực vật.
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam cũng du nhập một số loại bánh Trung thu từ các nước để cho ngày Tết Trung thu thêm thú vị và có thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng như: Bánh rau câu, Bánh lava, Bánh snow skin,...
Bánh Trung thu truyền thống cổ truyền có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo với phần nhân thường được làm với những nguyên liệu gần gũi như lạc, vừng, xá xíu, hạt sen, lạp xưởng, lá chanh, mỡ khổ, mứt bí, đường, nước hoa bưởi (hoặc dầu chuối)...
Tuy nhiên ngày nay bánh Trung thu truyền thống được mọi người gọi là những loại bánh với nhân được làm từ các nguyên liệu đơn giản có tại Việt Nam như bánh thập cẩm, đậu xanh,... thay vì các loại nhân sử dụng nguồn nguyên liệu cao cấp.
Bánh Trung thu truyền thống vốn chỉ có nhân thập cẩm
Bánh Trung thu hiện đại thực chất là loại bánh có nhân bánh làm bằng đậu xanh, trứng vịt muối (có thể được thay bằng trứng gà muối hoặc gạch cua đỏ; hoặc nguyên liệu chay như đậu xanh pha dầu màu điều), củ quả... Chúng có thể được chia thành các loại như:
Bánh Trung thu mặn: Bánh Trung thu nhân gà quay, Bánh Trung thu nhân tôm hùm, Bánh Trung thu nhân sò điệp sốt X.O,...
Bánh Trung thu chay: Bánh Trung thu nhân đậu xanh sữa dừa, Bánh Trung thu nhân mè đen,...
Bánh Trung thu khác: Bánh Trung thu rau câu, Bánh Trung thu dẻo lạnh, Bánh Trung thu ngàn lớp, Bánh Trung thu trứng chảy…
Bánh Trung thu hiện đại có đa dạng vị nhân và hình thức
Để có thể cảm nhận được hương vị tuyệt vời của bánh Trung thu mỗi dịp lễ, bạn có thể tham khảo cách thưởng thức bánh được nhiều người sử dụng sau đây:
Bánh Trung thu thường rất ngọt và đậm đà, nên ăn từng miếng nhỏ giúp tránh cảm giác ngán và duy trì cảm giác ngon miệng. Hơn nữa, việc ăn từng miếng nhỏ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tránh cảm giác nặng nề.
Cắt bánh thành từng miếng nhỏ cũng dễ dàng chia sẻ với gia đình, bạn bè, tăng cường không khí đoàn viên và giúp kéo dài trải nghiệm thưởng thức, khiến bữa tiệc Trung thu trở nên thú vị và đáng nhớ hơn.
Cắt bánh thành từng miếng nhỏ giúp giữ trọn vẹn hương vị và không bị ngán
Thưởng thức bánh Trung thu cùng trà nóng sẽ làm tăng thêm phần ngon miệng và tinh tế. Trà nóng, đặc biệt là các loại trà có vị chát nhẹ như trà xanh hay trà ô long, giúp cân bằng độ ngọt đậm của bánh Trung thu.
Sự kết hợp này không chỉ làm dịu vị giác mà còn làm nổi bật hương vị phong phú của bánh, từ lớp vỏ mềm mịn đến nhân đậm đà.
Trà giúp làm dịu vị giác và làm nổi bật hương vị của bánh Trung thu
Thưởng thức bánh Trung thu cùng trái cây tươi, đặc biệt là những loại có hậu chua như cam, kiwi, hay bưởi,... sẽ làm dịu đi vị ngọt đậm đà của bánh Trung thu và giúp ta đỡ bị ngán.
Ngoài ra vị chua của trái cây còn giúp cân bằng vị giác, tạo cảm giác tươi mới và sảng khoái mang đến một trải nghiệm ẩm thực hài hòa và thú vị, giúp mỗi miếng bánh trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn trong dịp Tết Trung thu.
Trái cây có vị chua giúp trung hòa vị ngọt của bánh Trung thu
Bánh Trung thu nướng thường có hai dạng phổ biến là hình tròn và hình vuông. Vỏ bánh được làm từ bột mì, nước đường và dầu ăn phủ bên ngoài.
Nhân bánh ngọt thường làm từ đậu xanh, khoai môn, hạt sen, với loại nhân thập cẩm phổ biến nhất gồm mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, trứng muối,...
Vỏ bánh Trung thu nướng có màu vàng nâu óng đẹp nhờ lớp nước đường được quét lên trước khi nướng, mang hương thơm nhẹ của bột mì.
Bánh Trung thu dẻo thường có hình tròn và màu trắng, tượng trưng cho mặt trăng rằm và biểu hiện cho Tết đoàn viên, sự sum vầy của gia đình.
Ngoài ra, bánh còn mang lời chúc cho mùa màng bội thu đến với những người nông dân.
Bánh Trung thu dẻo được làm từ bột nếp nấu chín, nước đường và nước hoa bưởi. Nhân bánh Trung thu dẻo có thể là nhân ngọt như đậu xanh, khoai lang tím, sữa dừa hoặc nhân mặn như thập cẩm.
Bánh dẻo và bánh nướng là hai loại bánh truyền thống tại Việt Nam
Bánh Yuebing (Nguyệt Bính) nghĩa là "bánh mặt trăng" thường có hình tròn, mặt bánh được in chữ Hán mang ý nghĩa cầu chúc mọi điều tốt lành.
Bánh Yuebing có nhiều vị nhân khác nhau như đậu xanh, đậu đỏ, trà xanh, khoai môn, trứng muối,... tuỳ theo vùng bánh sẽ có nhiều hình dạng và nhân bánh đặc trưng khác nhau.
Tùy theo vùng mà bánh Yuebing có hình dạng và nhân khác nhau
Đối với người Nhật Bản, bánh Tsukimi Dango mang niềm tin về sự tồn tại của thỏ ngọc sống trên cung trăng cùng Ngọc Hoàng vì niềm tin vào truyền thuyết có từ lâu.
Tsukimi Dango có lớp vỏ bánh dai dẻo, làm từ bột Shiratama pha với bột Joshinko, với hình dáng tròn trắng tương tự như bánh trôi nước của Việt Nam.
Bánh Tsukimi Dango được xếp thành tháp để cúng tổ tiên vào lễ Trung thu, nhằm cầu mong cho một mùa vụ bội thu. Sau khi cúng xong, bánh được nướng cho lớp vỏ giòn nóng, quét thêm mật ong và ăn kèm với đậu đỏ hoặc đậu nành.
Bánh Tsukimi Dango được xếp thành tháp để cúng tổ tiên vào Trung thu
Người Hàn Quốc có hai loại bánh đặc biệt là Songpyeon, bánh dày hình bán nguyệt và Chapssaltteok, bánh gạo nếp truyền thống và bột đậu đỏ.
Songpyeon và Chapssaltteok được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn), cách làm giống với mochi của Nhật Bản.
Vỏ bánh Songpyeon và Chapssaltteok được làm từ bột nếp, nặn hình bán nguyệt và có màu sắc từ bí đỏ, dâu tây,... nhân bánh ngọt từ hạt dẻ, vừng, mật ong,... và được hấp trên lên lớp lá thông.
Songpyeon và Chapssaltteok được dùng cho ngày Tết Chuseok
Bánh được làm từ bột nếp, bột gạo và tinh bột mì, đặc biệt không cần nướng và không dùng nước đường hay nước tro tàu như bánh Trung thu nướng và bánh Trung thu dẻo.
Vỏ bánh Trung thu dẻo lạnh giống như bánh mochi và nhân bánh truyền thống được làm từ hạt sen.
Hiện nay, bánh được kết hợp với kem sữa, các loại hạt như đậu đỏ, mè đen,... và trái cây như sầu riêng để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau. Vỏ bánh cũng được thêm nhiều màu sắc bắt mắt.
Bánh Trung thu dẻo lạnh có độ dai, dẻo từ vỏ bánh kết hợp với nhân ngọt, dẻo, thơm mát lạnh, tạo nên hương vị thơm ngon độc đáo.
Bánh Trung thu dẻo lạnh giống như bánh mochi và có nhiều màu sắc bắt mắt
Casahana và Baker's Cottage là hai thương hiệu bánh nổi tiếng ở Malaysia. Bánh có nhiều màu sắc phong phú và hương vị đa dạng.
Ngoài nhân đậu đỏ Azuki từ Nhật Bản, bánh còn có vị tinh khiết, thơm ngon từ hạt sen trắng truyền thống. Ngoài ra, còn có nhiều loại nhân khác như lựu, khoai lang, trà xanh,..., giúp người tiêu dùng thoải mái lựa chọn theo sở thích.
Casahana và Baker's Cottage là hai thương hiệu bánh nổi tiếng ở Malaysia
Bánh Trung thu hình quả đào ở Thái Lan có vỏ mỏng, được nặn thành hình quả đào đẹp mắt, với nhân gồm hạt vừng, hạt sen xay, trứng, và đặc biệt là nhân sầu riêng rất được yêu thích.
Bánh Trung thu hình quả đào liên quan đến truyền thuyết về 8 vị thần bất tử đến cung điện Mặt Trăng vào đêm rằm tháng 8 để tặng cho Bồ Tát Guanyin một chiếc bánh hình quả đào như món quà sinh nhật.
Vì thế vào dịp lễ Trung thu, các gia đình Thái Lan sẽ quây quần bên nhau, cầu nguyện gửi lời chúc đến mặt trăng và trao nhau những lời chúc bình an.
Bánh Trung thu hình quả đào liên quan đến truyền thuyết về 8 vị thần bất tử
"Hopia" được hiểu là "bánh nướng ngon", là tên gọi của bánh Trung thu tại Philippines.
Bánh Hopia thường được dùng để biếu tặng đến những người thân thiết và dần dần đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu ở quốc gia này.
Bánh Hopia có hình dạng bên ngoài đơn giản với lớp vỏ mỏng giòn, trong khi nhân bên trong lại rất đa dạng với các loại như đậu xanh, khoai lang, thịt heo,...
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận ngay lớp nhân đặc chất lượng, đầy ứ trong vỏ bánh, tạo nên một chiếc bánh Trung thu Philippines thơm ngon và hấp dẫn.
Bánh Hopia có hình dạng bên ngoài đơn giản
Bánh cốm dẹp Campuchia được làm từ hạt lúa còn ngậm sữa, toát lên hương vị đặc trưng của lúa non, hoà quyện với nước dừa tươi và đường, tạo thành bánh cốm màu xanh bật mắt và thơm nức tiếng.
Khi thưởng thức, vị thơm của lúa non cùng vị béo bùi khó cưỡng của dừa bào khiến cho trải nghiệm ẩm thực trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Bánh cốm dẹp Campuchia có vị thơm của lúa non cùng vị béo bùi của dừa bào
Khi chọn mua bánh Trung thu, có một số lưu ý quan trọng để bạn cần nhớ.
Trước tiên, hãy chọn những chiếc bánh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hạn sử dụng còn dài. Điều này đảm bảo rằng bạn đang mua sản phẩm chất lượng và an toàn để thưởng thức.
Hãy quan sát kỹ bánh trước khi mua, đảm bảo rằng chúng không bị mốc, méo mó và bao bì vẫn còn nguyên vẹn.
Bên cạnh những điều này, còn một số lưu ý khác mà bạn cũng nên xem xét, như kiểm tra thành phần để đảm bảo không có thành phần gây dị ứng, hay lưu ý đến cách bảo quản bánh để đảm bảo giữ được hương vị và chất lượng của chúng.
Chọn bánh Trung thu cẩn thận để bảo vệ an toàn cho mình và người thân
Nếu bạn đang tìm kiếm những chiếc bánh Trung thu không chỉ thơm ngon, chất lượng mà còn được thiết kế tinh tế, đẹp mắt thì hãy tham khảo 20 thương hiệu bánh Trung thu nổi tiếng tại Việt Nam sau đây:
Với 20 năm trong ngành, thương hiệu bánh Trung thu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng mỗi dịp lễ về.
Bánh Trung thu của Kinh Đô không chỉ được biết đến với chất lượng tốt và mức giá hợp lý, mà còn với thiết kế đẹp mắt, đa dạng hương vị tập trung vào giá trị truyền thống và tình cảm gia đình, người thân, bạn bè.
Kinh Đô là thương hiệu bánh Trung thu quen thuộc với người dân
Kido là một trong những thương hiệu uy tín với nhiều sản phẩm đa dạng như bánh kẹo, bánh quy, kem, dầu ăn,... được nhiều người tin tưởng và yêu thích.
Với kinh nghiệm lâu đời, những chiếc bánh Trung thu của Kido luôn được chăm chút từ nguyên liệu cho đến hương vị và thiết kế.
Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn Kido's Bakery với những chiếc bánh trung thu ngon lành, đẹp mắt, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi dịp Tết Trung Thu.
Bánh Trung thu Kido được sản xuất với nguồn nguyên liệu cao cấp, chất lượng
Như Lan, một trong những thương hiệu hàng Việt Nam nổi tiếng, luôn tập trung vào chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với hơn 45 năm kinh nghiệm, Như Lan được biết đến như một địa chỉ tin cậy cung cấp các sản phẩm quà biếu cao cấp và sang trọng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ẩm thực của khách hàng.
Đặc biệt, bánh Trung thu từ Như Lan có thể phù hợp với nhiều khẩu vị, từ ít ngọt đến giảm béo, phù hợp cho người ăn kiêng, chay hoặc tiểu đường.
Bánh Trung thu từ Như Lan có thể phù hợp với nhiều khẩu vị
Đồng Khánh là thương hiệu bánh Trung thu bình dân với mức giá phù hợp cho mọi tầng lớp người tiêu dùng.
Dù có thiết kế không thể hiện sự cao cấp nhưng với chất lượng bánh đã giúp sản phẩm của Đồng Khánh dễ dàng tiếp cận vào mọi bữa tiệc gia đình vào Trung thu.
Đồng Khánh là thương hiệu bánh Trung thu bình dân
Givral mang lại cho người tiêu dùng Việt các sản phẩm chất lượng, đậm bản sắc văn hóa ẩm thực Pháp.
Bánh Trung thu của Givral được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa chất bảo quản hoặc phụ gia độc hại.
Với hương vị ngọt nhẹ, không quá ngậy, và mùi thơm béo tự nhiên, mỗi chiếc bánh để lại ấn tượng sâu sắc đối với người thưởng thức, đặc biệt là những ai mới trải nghiệm sản phẩm lần đầu.
Givral mang đến các sản phẩm chất lượng, đậm bản sắc văn hóa ẩm thực Pháp
Mặc dù không giàu kinh nghiệm như những ông lớn trong làng bánh Trung thu nhưng với uy tín thương hiệu trong ngành sản xuất bánh kẹo, Bibica đã nhanh chóng giành được lòng tin của người tiêu dùng với một loạt các sản phẩm từ phổ thông đến cao cấp.
Bibica có uy tín trong ngành bánh kẹo nói chung
Bảo Ngọc là thương hiệu chuyên sản xuất và phân phối đa dạng các loại bánh chất lượng được nhiều người yêu thích trong đó có cả bánh Trung thu. Bánh có nhiều loại nhân với mức giá bình dân nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Bảo Ngọc là thương hiệu chuyên sản xuất và phân phối đa dạng các loại bánh chất lượng
Giữ gìn hương vị truyền thống của bánh Trung thu Việt và kết hợp với nét văn hóa đặc trưng của quê hương được thể hiện qua từng thiết kế bao bì, bánh Trung thu của Hữu Nghị không chỉ đơn thuần là một món quà thanh tao, mà còn mang đến sự thân thương và gần gũi, tạo ra một không gian sang trọng cho mỗi người trong dịp trung thu về.
Bánh Trung thu của Hữu Nghị mang đến sự thân thương và gần gũi
Là thương hiệu bánh nổi tiếng ở các tỉnh miền Bắc, nhờ công thức độc đáo, bí quyết gia truyền và dây chuyền sản xuất hiện đại, cho ra các sản phẩm thơm ngon, đẹp mắt, ấn tượng từ mẫu mã đến hương vị.
Bánh trung thu Thu Hương có giá phải chăng, dễ dàng làm hài lòng khách hàng khi chọn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp mỗi độ Trung thu về.
Bánh Trung thu Thu Hương nổi tiếng ở khu vực miền Bắc
Trong thị trường bánh cao cấp, Hỷ Lâm Môn không phải là một cái tên xa lạ, và các hộp bánh Trung Thu của họ cũng nổi tiếng với sự sang trọng thường được coi là lựa chọn hàng đầu khi tìm quà biếu hoặc sản phẩm cao cấp cho gia đình.
Hỷ Lâm Môn còn từng gây ấn tượng mạnh với mẫu bánh Trung Thu rau câu độc đáo, được chế biến bởi những người làm việc có tâm huyết và mang ý nghĩa riêng.
Bánh của Hỷ Lâm Môn nổi tiếng với sự sang trọng
Bạn đang tìm mua bánh Trung Thu chất lượng tại TP.HCM? Lala Shop là địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin tưởng.
Lala Shop chuyên phân phối bánh Trung Thu chất lượng đến từ các nhãn hàng uy tín, đa dạng mẫu mã để bạn có thể thoải mái lựa chọn.
Đặc biệt, nếu bạn cần mua số lượng lớn, chỉ cần liên hệ qua hotline 0907.160.184 để nhận ưu đãi và báo giá sỉ tốt nhất. Lala Shop cam kết mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Lala Shop chuyên phân phối bánh Trung thu từ các hãng nổi tiếng
Hy vọng với những thông tin xuất hiện trong bài viết có thể giúp bạn biết thêm về nguồn gốc cũng như ý nghĩa cùng một số nội dung khác liên quan đến bánh Trung thu.
Nếu bạn đang tìm kiếm bánh Trung thu đến từ các hãng nổi tiếng để gửi tặng hoặc thưởng thức vào Tết đoàn viên thì đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Lala Shop để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!
Thông tin liên hệ:
- Xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu.
- 50 Ỷ Lan, Hiệp Tân, Tân Phú, Hồ Chí Minh
- Mở cửa các ngày thứ 2 - 7 từ 8h - 21h, chủ nhật từ 9h - 18h.
- Website: https://lala.com.vn
- Hotline: 028.888.11616 - 028.668.73579 - 0907.160.184 - 0938.760.657
- Nhận giao hàng toàn quốc và thanh toán sau khi nhận hàng.