05/11/2024
Vào Tết Nguyên Đán, con cháu thường sẽ trang trí bàn thờ để tưởng nhớ đồng thời thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với những người đi trước và duy trì nét đẹp truyền thống trong văn hóa người Việt.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết đẹp và lưu ý những điều cần tránh để đón năm mới may mắn và an lành.
Thế hệ con cháu thường trang trí bàn thờ gia tiên để tưởng nhớ người thân
Vào dịp Tết, bàn thờ gia tiên cần được bày biện đầy đủ các lễ vật để thể hiện lòng tôn kính và sự trang nghiêm. Các lễ vật này có thể khác nhau tùy theo từng vùng miền, nhưng đều mang những ý nghĩa sâu sắc.
Điểm chung của bàn thờ các miền là đều có ba chén nước, ba chén rượu, hương và hoa tươi. Người ta thường khuyến khích sử dụng hương vòng thơm để có thể thắp liên tục và hương vòng thường được người miền Bắc sử dụng.
Ngoài ra, mâm ngũ quả là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, năm loại quả tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thể hiện mong ước về cuộc sống đầy đủ, hòa hợp và sự che chở của vạn vật.
Tuy nhiên, mâm ngũ quả cần được bày trí phù hợp với từng vùng miền, đảm bảo đầy đủ những loại quả có ý nghĩa đặc biệt của từng nơi.
Cần chuẩn bị các lễ vật sao cho phù hợp và trang nghiêm
Đối với miền Bắc thì trên mâm ngũ quả chắc chắn không thể thiếu chuối và bưởi, bởi nó mang ý nghĩa giúp nâng đỡ các loại khác.
Chuối còn tượng trưng cho sự bình an, che chở và đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Quả bưởi thì thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Ngoài 2 loại quả này thì có thể bày thêm đào, hồng, cam, quýt,…
Mâm cơm để cúng gia tiên thường được chuẩn bị khá đầy đủ với bốn bát, bốn đĩa xếp theo hình thức tứ trụ đại diện cho bốn phương cũng như là bốn mùa trong năm. Món ăn thường sẽ có xôi, gà luộc, thịt lợn luộc, rau xào và bánh chưng đã bóc sẵn.
Mâm ngũ quả miền Bắc không thể thiếu chuối và bưởi
Đối với miền Nam thì thường mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có khác với miền Bắc đó là kiêng đặt chuối và cam bởi họ cho rằng đây là điều xui xẻo, khổ cực.
Mâm ngũ quả miền Nam thường có cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung mang biểu trưng cho sự sung túc, đem lại những điều tốt lành, làm ăn tốt,…
Khác với miền Bắc, mâm cỗ ở miền Nam thì thường có các món khá đặc trưng đó là thịt kho hột vịt, củ kiệu, bánh chưng, mướp đắng nhồi thịt, ớt tượng trưng cho ngũ hành.
Cụ thể thịt kho hột vịt đại diện cho hành Thủy, dưa góp và củ kiệu thì ứng với hành mộc, hành thổ được thể hiện qua món bánh chưng, mướp đắng nhồi thịt đại diện cho hành hỏa, và cuối cùng ớt tươi tượng trưng cho hành kim.
Mâm ngũ quả miền Nam thì thường có cầu-dừa-đủ-xoài-sung
Bàn thờ trong văn hóa người Việt là nơi linh thiêng, tôn kính và là nơi mà các bậc tổ tiên trong gia đình cư ngự vị nên việc gìn giữ cũng như là hạ bàn thờ ngày Tết cũng cần phải đúng cách để tránh những điều xui xẻo trong năm.
Hãy bắt đầu hạ các đồ mình cần lau dọn xuống. Nếu được có thể để lại bát hương, còn không thì hãy cẩn thận khi dọn bát hương. Và một lưu ý đó là việc lau dọn và thay chân hương sẽ tiến hành riêng nhé.
Sau đó, hãy chuẩn bị bàn cao và to để hạ đồ thờ cúng như là bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước,… Lưu ý cần phủ vải hoặc giấy đỏ lên bàn trước khi hạ đồ thờ cúng xuống.
Việc gìn giữ cũng như là hạ bàn thờ ngày Tết cũng cần phải đúng cách
Vào dịp Tết, việc lau dọn bàn thờ gia tiên được thực hiện cẩn thận để không gian thờ cúng trở nên trang nghiêm, sạch sẽ, thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên.
Theo phong tục, công việc dọn dẹp nhà cửa thường được hoàn tất trước đêm giao thừa để tránh việc quét dọn vào đầu năm mới, vốn được xem là có thể quét đi vận may.
Việc lau dọn bàn thờ nên do người trong gia đình đảm nhiệm, thường là gia chủ. Người dọn dẹp cần đảm bảo sạch sẽ, không có vết thương hở và phụ nữ tránh thực hiện trong những ngày không phù hợp.
Trước khi bắt đầu, gia chủ nên tắm rửa để chuẩn bị cho công việc trang nghiêm này.
Để lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị khăn sạch chuyên dùng cho việc này, cùng với rượu trắng pha gừng và nước ấm để lau các vật phẩm.
Nếu trên bàn thờ có tượng Phật hoặc hình ảnh Phật, không nên dùng rượu mà chỉ dùng nước ấm để làm sạch nhẹ nhàng.
Chuẩn bị một bàn nhỏ phủ vải đỏ hoặc giấy để đặt các bài vị trong quá trình lau dọn, và cần phân biệt riêng vị trí bài vị của tổ tiên với bài vị thần linh.
Trước khi tiến hành lau dọn, gia chủ nên đặt mâm trái cây nhỏ và thắp hương xin phép tổ tiên cho việc dọn dẹp.
Đặt một bàn trải vải hoặc giấy đỏ bên cạnh để tạm thời đặt các vật phẩm thờ cúng trong quá trình lau dọn, đợi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.
Việc lau dọn bàn thờ gia tiên cần được thực hiện cẩn thận
Bước 1: Trước hết, hạ các vật phẩm thờ cúng xuống, sắp xếp gọn gàng trên bàn và lưu ý không để lộn xộn. Tránh di chuyển bát hương vì theo quan niệm dân gian, làm dịch chuyển bát hương có thể gây ảnh hưởng xấu đến gia chủ.
Sử dụng khăn sạch nhúng qua rượu gừng để lau từng món đồ, sau đó lau lại bằng khăn khô. Không nên lau trực tiếp trên bàn thờ mà nên hạ xuống lau sạch rồi mới đặt lại.
Bước 2: Sau khi lau bài vị, tiếp tục đến bát hương. Rửa tay sạch bằng rượu gừng, giữ bát hương cố định, sau đó dùng chổi và khăn khô để lau hết bụi bám trên bề mặt.
Tránh việc đổ toàn bộ tro ra ngoài để không gây "tán tài"; thay vào đó, dùng muỗng nhỏ múc từng ít tro ra rồi thay tro mới vào để cầu mong "tài lộc đầy tràn".
Khi đã dọn xong, rút chân hương một cách cẩn thận, giữ lại số lẻ như 1, 3, 5. Thông thường, bát hương thần linh giữ lại 5 chân hương, còn bát hương gia tiên giữ lại 3 chân hương. Những chân hương rút ra có thể đặt trên bàn trải vải đỏ.
Bước 3: Cuối cùng, lau sạch toàn bộ bụi còn sót lại trên bàn thờ. Sau đó, dùng khăn sạch nhúng rượu lau toàn bộ bàn thờ lần nữa và lau lại bằng khăn khô để bàn thờ sạch bóng.
Khi đã hoàn tất, sắp xếp lại các đồ thờ cúng về đúng vị trí, thay nước, chum gạo muối (nếu có) và thắp hương khấn xin phép hoàn tất việc dọn dẹp.
Trong suốt quá trình dọn dẹp, cần lưu ý một số điều để không phạm vào những điều tối kỵ, tránh làm xáo trộn không gian linh thiêng, giữ cho gia đình luôn được an lành và tài lộc dồi dào.
Cần tránh những điều tối kỵ để giữ cho gia đình luôn bình an
Khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết, việc sắp xếp các vật phẩm cần tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm thể hiện lòng thành kính và mang lại sự hài hòa cho không gian thờ cúng.
Đầu tiên, bạn nên đặt hai cây đèn dầu hoặc nến hai bên bàn thờ. Có thể nhiều người thắc mắc về ý nghĩa của hai cây đèn này, nhưng theo quan niệm, chúng tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, tạo nên sự cân bằng âm dương.
Theo phong thủy, gia chủ nên đặt đèn ở vị trí bên ngoài và lọ hoa bên trong để tăng thêm sinh khí cho bàn thờ. Đèn khi thắp sáng sẽ tỏa ra năng lượng ấm áp, giúp xua đuổi khí xấu và mang lại sự bình an cho không gian thờ cúng.
Bên cạnh đó, việc bày hai lọ hoa trên bàn thờ là một nét đẹp truyền thống, trong đó một lọ dùng để cắm hương và lọ còn lại để đựng vàng mã.
Trang trí bàn thờ bằng hoa tươi cũng rất tốt, tuy nhiên cần lựa chọn cẩn thận vì không phải loại hoa nào cũng phù hợp để bày trên bàn thờ gia tiên. Hãy nhớ rằng tuyệt đối không nên sử dụng hoa giả khi thắp hương.
Cách sắp xếp bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam tuy có những điểm khác biệt nhỏ, nhưng đều hướng đến cùng một mục tiêu là tỏ lòng thành kính và tôn nghiêm đối với tổ tiên.
Các vật phẩm cơ bản như lư hương, chum nước, nến, hoa, mâm ngũ quả và bài vị tổ tiên đều được cả hai miền bày trí nhằm cầu mong sự bình an, hạnh phúc và may mắn cho gia đình.
Đặt bàn thờ ở nơi trang trọng, quay về phía Nam hoặc Đông Nam.
Di ảnh tổ tiên đặt trong cùng, phía trước chính giữa bàn thờ là bát hương.
Hai bên bày các đồ thờ cúng như đèn, đỉnh đồng,..
Mâm ngũ quả đặt giữa bát hương và di ảnh.
Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên
Cách bày trí bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc thường tuân theo nhiều nguyên tắc hơn so với miền Nam. Miền Bắc chú trọng sự cân đối và hài hòa, trong khi miền Nam linh hoạt hơn trong việc sắp xếp nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm.
Trên bàn thờ gia tiên, vị trí trung tâm luôn là một bát hương đồng lớn, cùng với hai bát hương nhỏ hơn đặt theo cấu trúc "tam tài," tượng trưng cho thiên, địa, nhân.
Hai cây nến hoặc hai đèn dầu thường được đặt ở góc ngoài cùng của bàn thờ, đối xứng hai bên, với ngụ ý bên trái đại diện cho mặt trời và bên phải tượng trưng cho mặt trăng.
Để tạo sự cân bằng hài hòa, hai lọ hoa cũng được bày trí đối xứng hai bên bàn thờ. Đặc biệt, người miền Bắc kiêng kỵ việc bày hoa quả giả trên bàn thờ vì điều này bị xem là thiếu thành kính và thiếu tâm huyết trong việc thờ cúng.
Ngoài ra, trên bàn thờ cần có ba chén rượu, ba chén nước sạch, và một bình rượu hồ lô nhỏ.
Một điểm đặc biệt trong cách thắp hương của người miền Bắc là họ thường dùng hương vòng, đốt liên tục suốt các ngày Tết để duy trì không gian ấm cúng, linh thiêng.
Ở một số gia đình miền Bắc, còn có phong tục đặt hai cây mía cao, nhiều lá ở hai bên bàn thờ nhằm thể hiện sự sung túc và đầy đủ trong năm mới.
Cách bày trí bàn thờ miền Bắc tập trung vào sự đối xứng
Khi trang trí bàn thờ gia tiên vào dịp Tết, gia chủ cần tuân thủ một số nguyên tắc và tránh những điều đại kỵ để đảm bảo sự trang nghiêm, giữ gìn phong thủy tốt, và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Người đảm nhiệm việc lau dọn, trang trí bàn thờ cần ăn mặc chỉnh tề và giữ thân thể sạch sẽ, tránh dính bẩn hoặc bụi đất. Việc dọn dẹp bàn thờ với tình trạng không gọn gàng bị coi là sự ô uế, thể hiện thiếu tôn trọng thần linh và tổ tiên.
Người lau dọn phải chỉnh tề, tươm tất
Khi chọn hoa để chưng trên bàn thờ, gia chủ nên chọn những bông hoa mới chớm nở, tránh các bông hoa đã nở quá to để hoa tươi được lâu hơn.
Hoa nên có mùi thơm dễ chịu và ý nghĩa tốt lành, tránh những loại hoa như hoa ly, hoa nhài hay cúc vạn thọ vì những loại này không phù hợp với phong tục thờ cúng.
Đặc biệt, tuyệt đối không được chưng hoa hay trái cây giả như nhựa, vải trên bàn thờ vì sẽ bị coi là thiếu sự trang trọng và lòng thành kính. Phong thủy cho rằng việc dùng hoa và trái cây giả là biểu hiện của sự giả dối, làm mất đi sự linh thiêng của không gian thờ cúng.
Chất liệu tốt nhất cho bát hương là sứ, vì theo phong thủy, sứ thuộc hành Thổ, giúp cân bằng ngũ hành trên bàn thờ, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
Các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ thường được phân loại theo ngũ hành: đỉnh thờ, lư đồng thuộc hành Kim, bàn thờ gỗ và hoa tươi thuộc hành Mộc, nước cúng thuộc hành Thủy, đèn dầu và nhang cháy thuộc hành Hỏa.
Chất liệu tốt nhất cho bát hương là sứ
Bát hương không nên được xê dịch tùy tiện vì đây là nơi ngự của tổ tiên và thần linh. Tuy nhiên, việc lau dọn và tỉa chân hương là cần thiết để giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.
Khi lau dọn, chỉ nên nhẹ nhàng tỉa chân hương để lại số lượng lẻ như 3, 5, 7, hoặc 9 cây, tro hương nếu không cần thiết thì không nên thay. Nếu phải thay tro, hãy dùng thìa múc từng ít một ra để lọc cho sạch.
Khi tỉa chân hương và thay tro, gia chủ nên thực hiện đúng thứ tự: dọn bát hương thần linh trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên.
Tro hương cũ có thể dùng để bón cây, nhưng cần chọn cây khỏe mạnh để bón và không được vứt lung tung hay đổ vào thùng rác vì điều này sẽ làm ô uế không gian thờ.
Đèn trang trí không chỉ cung cấp ánh sáng mà còn mang lại năng lượng tích cực, giúp không gian thờ thêm ấm cúng.
Gia chủ nên chọn đèn có ánh sáng vàng dịu, tạo cảm giác ấm áp và tránh dùng ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu để duy trì sự hài hòa và trang nghiêm.
Cần lựa nến phù hợp
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 1
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 2
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 3
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 4
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 5
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 6
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 7
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 8
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 9
Những hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết mẫu 10
Để có thể mang đến một không khí Tết thêm tràn ngập niềm vui thì ngoài việc bày biện bàn thờ đẹp bạn cũng nên chọn mua những món đồ trang trí Tết như là decal trang trí Tết, hoa mai, hoa đào, mành tre trang trí Tết,… và nhiều phụ kiện khác.
Đây chắc chắn sẽ làm cho gia đình bạn trở nên ấn tượng và ấm cúng hơn. Đặc biệt, dịch vụ nổi bật của Lala Shop hiện đang được khách hàng lựa chọn nhiều nhất ở TP.HCM đó là dịch vụ trang trí Tết trọn gói.
Chúng tôi không chỉ đảm bảo có ý tưởng thiết kế độc đáo, trang trí mới lạ tạo điểm nhấn thu hút khách mà còn thi công nhanh chóng, gọn gàng đúng tiến độ khách yêu cầu.
Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở chuyên bán phụ kiện mà Lala còn đem đến cách trang trí siêu đẹp hợp xu hướng hiện nay đó là vẽ tranh trang trí Tết theo yêu cầu khách hàng.
Vì thế, để dễ dàng tìm thấy món đồ bạn cần với giá rẻ, chất lượng và an toàn với sức khỏe, bạn có thể liên hệ nhanh qua hotline để được báo giá ưu đãi nhất.
Lala Shop chuyên bán đồ trang trí Tết giá rẻ siêu đẹp tại TP.HCM
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về ý nghĩa và cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết cũng như những điều cần tránh để mang lại may mắn, tài lộc cho năm mới.
Chúc bạn và gia đình có một Tết đoàn viên an lành và tràn đầy hạnh phúc.
Thông tin liên hệ:
- Xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu
- 50 Ỷ Lan, Hiệp Tân, Tân Phú, TP.HCM
- Mở cửa các ngày thứ 2 - 7 bằng 8h - 21h, chủ nhật từ 9h - 18h
- Website: https://lala.com.vn/
- Hotline: 028.888.11616 - 028.668.73579 - 0907.160.184 - 0938.760.657
- Nhận giao hàng toàn quốc và thanh toán sau khi nhận hàng.